Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Giảm tật khúc xạ ở học sinh: Cần sự chung tay của cả xã hội


Các khảo sát về tật khúc xạ trong học sinh ở nước ta trong thời gian gần đây cho các con số đáng giật mình.

Những vùng có tỷ lệ tật khúc xạ cao trên thế giới (nguồn: Tổ chức Y tế thế giới).

Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ ngày càng cao Các khảo sát về tật khúc xạ trong học sinh ở nước ta trong thời gian gần đây cho các con số đáng giật mình. Tại các thành phố lớn như TpHCM, tỷ lệ này là 30-60% tuỳ khu vực. Khu vực trung tâm của các đô thị, các trường chuyên, lớp chọn, là những nơi có tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ đặc biệt cao. Thậm chí có lớp học mà 100% học sinh phải mang kính vì bị tật khúc xạ. Tính chung cả nước, tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ vào khoảng 25-30%, tức là cứ 3-4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ. Hơn nữa, rất nhiều học sinh có tật khúc xạ nhưng không được phát hiện kịp thời, và ngay cả học sinh đã mang kính cũng có nhiều em đã tăng độ nhưng không thay kính kịp thời nên thị lực cũng không đạt mức yêu cầu cần thiết cho việc học tập.


Vì đâu nên nỗi
Hiện nay, giới chuyên gia xác định được là có hai yếu tố nguy cơ chính làm cho trẻ em bị tật khúc xạ, đó là yếu tố di truyền (nguồn gen) và sử dụng mắt quá mức.
Yếu tố di truyền: Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy Châu Á là nơi có nhiều người bị tật khúc xạ, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, và Việt Nam. Cư dân khu vực này có mang những gen khiến cho họ dễ bị tật khúc xạ, nhất là khi có tác động của các yếu tố khác.
Chỉ định
Những vùng có tỷ lệ tật khúc xạ cao trên thế giới (nguồn: Tổ chức Y tế thế giới).
Yếu tố thứ hai là việc sử dụng mắt quá mức cho hoạt động nhìn gần. Chúng ta đã nghe có nhiều phản ảnh rằng con em chúng ta ngày nay phải theo một chương trình học khá nặng, và còn phải học thêm nhiều môn. Thời gian ít ỏi còn lại đáng lẽ dành cho mắt nghỉ ngơi thì lại sa đà vào game, máy tính, và các hình thức giải trí khác đòi hỏi mắt phải căng ra làm việc. Hậu quả là mắt lúc nào cũng phải điều tiết quá mức nên làm tật khúc xạ xảy ra.
Sự tương tác của hai yếu tố nguy cơ này chính là thủ phạm của tình trạng gia tăng tật khúc xạ ở con em chúng ta ngày nay.

Chương trình mắt học đường
Từ năm 2004, nội dung chăm sóc mắt đã được đưa vào Chương trình Y tế trường học tại TpHCM và sau đó lần lượt được triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Ngoài việc tập trung vào hướng dẫn các biện pháp chăm sóc mắt cho học sinh, trọng tâm của chương trình là phát hiện học sinh có thị lực kém và thông báo cho gia đình đưa con em đi khám mắt và đo kính. Hàng năm, tất cả các trường từ mẫu giáo đến cấp III tại TpHCM đều tổ chức khám sức khoẻ và đo thị lực cho toàn bộ học sinh, cũng như hướng dẫn để học sinh tự kiểm tra thị lực. Hy vọng với những biện pháp quyết liệt này, chúng ta có thể bảo đảm con em chúng ta có được thị lực tốt phục vụ cho việc học tật để sau này phụng sự đất nước.

Làm sao để phòng ngừa tật khúc xạ
Để giảm nguy cơ tật khúc xạ, cần phải làm sao để tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức, tức là giảm thời gian và cường độ làm việc của mắt. Chỉ có thể thực hiện tốt việc này nếu có được sự quyết tâm và phối hợp của gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể.
Có nhiều cách giúp giảm căng thẳng cho mắt: tăng cường chiếu sáng trong lớp học, giảm tải chương trình học, tránh việc học thêm, hạn chế hình thức giải trí bằng xem truyền hình hay chơi game, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… Ngoài ra còn có Cao Vaccinium Myrtillus được chiết xuất từ quả Việt Quất đen mọc hoang dại ở vùng rừng núi Châu Âu và miền Bắc nước Mỹ cũng được chứng minh là rất tốt cho mắt.



Theo Dân Trí
http://dantri.com.vn/tu-van/giam-tat-khuc-xa-o-hoc-sinh-can-su-chung-tay-cua-ca-xa-hoi-721012.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét