Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

SỐ LIỆU ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ CẬN THỊ TRONG TRƯỜNG HỌC



Theo kết quả điều tra của bệnh viện mắt TP Hồ Chí Minh công bố đầu năm 2004 thì tật cận thị học đường đã gia tăng rất mạnh trong học sinh thành phố. Cụ thể là số học sinh bị cận thị ở Trường THCS Colette năm 1998 chiếm tỷ lệ 38%, đến năm 2003 là 66,31%; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong năm 1998 là 42,7% thì 5 năm sau lên đến 74,33%. 

Tỷ lệ cận thị chung của học sinh toàn TP.HCM ở cấp tiểu học là 9,03%, THCS là 19,17% và THPT là 24,9%; cũng có sự khác biệt giữa học sinh bị tật cận thị ở nội thành (69,89%) và ngoại thành (33%), giữa học sinh trường chuyên (79,95%) và trường không chuyên (47,93%).



Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Tại Hà Nội, qua khảo sát ở 6 trường thuộc Q.Hoàn Kiếm và H.Sóc Sơn, tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm tới 21,8%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tăng lên đến mức báo động: nếu năm 1964 tỷ lệ cận thị của học sinh cấp tiểu học là 2,1%, học sinh cấp THPT là 9,6% thì đến năm 2004 tỷ lệ này là 11,3% và 29,8%. 

Đáng nói hơn là những nơi học sinh càng có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt thì tỷ lệ bị cận thị càng cao hơn: nội thành có tới 29,9% học sinh cận thị, con số này ở ngoại thành là 13,6%. Như vậy tỷ lệ cận thị của HS nội thành cao gấp 1,8 lần học sinh ngoại thành. Học sinh mắc bệnh cũng tỷ lệ thuận với cấp học: học càng lên cao thì số học sinh cận thị càng tăng. Tỷ lệ học sinh THPT bị cận thị cao gấp 1,3 lần học sinh cấp THCS, tỷ lệ học sinh cấp THCS bị cận thị cao gấp 2 lần học sinh tiểu học.



1 nhận xét: